Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Habubank và SHB chính thức sáp nhập


Ngân hàng Nhà nước chiều 7/8 ký quyết định chính thức chấp thuận sáp nhập Habubank vào SHB - giúp hoàn tất thương vụ tái cơ cấu tự nguyện đầu tiên trong ngành ngân hàng. Cái tên Habubank theo đó sẽ không tồn tại.

>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu

Tiết lộ với VnExpress.net chiều 7/8, ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB) cho biết, Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định 1559 về việc sáp nhập Ngân hàng thương mại Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB). Như vậy sau nhiều tháng tiến hành các thủ tục sáp nhập và gây xôn xao trong dư luận với những phương án chuyển đổi cổ phiếu "chưa từng có", thương vụ SHB - Habubank đã chính thức hoàn tất.

Tổng giám đốc SHB cho biết, nếu lấy thời điểm Đại hội cổ đông thường niên ngày 5/5 làm mốc, tiến trình sáp nhập Habubank và SHB đã kéo dài hơn 3 tháng trước khi chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Như vậy, kể từ ngày hôm nay (7/8), cái tên Habubank sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó sẽ dùng tên của chính SHB.

Ông Nguyễn Văn Lê cho biết, những ngày tới sẽ dần tiến hành các công việc để sáp nhập mạng lưới, chi nhánh và toàn bộ hệ thống của Habubank trước đây vào SHB.

Theo đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng được công bố, Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank sẽ có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G12). Tổng vốn điều lệ sẽ trên 9.000 tỷ đồng.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển (thường được biết tới với cái tên Bầu Hiển) cho biết, để có được hệ thống chi nhánh, nhân sự và mạng lưới khách hàng của HBB, SHB phải mất ít nhất 5 năm. Như vậy, với việc sáp nhập Habubank, thay vì 5 năm, SHB rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.

Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người, chính bằng tổng nhân viên của hai nhà băng trên gộp lại). Tính đến nay, cả hai ngân hàng SHB và Habubank có khoảng 54 chi nhánh và hơn 150 phòng giao dịch

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

ABBank thay tổng giám đốc


Ông Đặng Quang Minh thôi chức từ hôm nay (7/8), nhiều khả năng ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc VietABank sẽ là người lên thay.

>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Habubank hết nợ xấu ngày một phát triển

Theo Ngân hàng cổ phần An Bình (ABBank), hôm nay (7/8), ông Đặng Quang Minh sẽ thôi giữ chức Tổng giám đốc nhà băng này. Người thay ông Minh làm tổng giám đốc có khả năng là ông Phạm Duy Hiếu, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) và hiện cũng là cố vấn tài chính của ABBank.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm tổng giám đốc mới của ABBank sẽ còn phải chờ sự xem xét và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Phạm Quang Minh sinh năm 1972, là cử nhân đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Minh đã có 19 kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân hàng, trong đó có hơn 6 năm làm việc tại ABBank. Ông Minh mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ABBank khoảng 1 năm, trước đó ông làm Phó Tổng giám đốc ABBank.

Trong khi đó, ông Phạm Duy Hiếu, người có khả năng trở thành Tổng giám đốc mới của ABBank sinh năm 1978, là thạc sỹ tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng - Đại học Kinh tế quốc dân, Cử nhân Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ.

Ông Hiếu mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VietABank đầu năm 2012, trước đó ông làm Phó tổng giám đốc phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp kiêm Giám đốc Sở giao dịch ABBank; Giám đốc điều hành văn phòng TPHCM - công ty cổ phần chứng khoán Vincom (nay là công ty cổ phần chứng khoán Xuân Thành).

Bên cạnh đó, hiện ABBank cũng còn 4 Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Công Cảnh (sinh năm 1958), ông Bùi Trung Kiên (sinh năm 1973), bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (sinh năm 1974) và bà Phạm Thị Hiền (sinh năm 1973).

Phó tổng BIDV về làm CEO Ngân hàng Việt Nga


Ông Phạm Đức Ấn - Phó tổng giám đốc BIDV - được "biệt phái" đảm nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga từ hôm nay (6/8).

>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Thanh toán quốc tế - Habubank nợ xấu

Theo Quyết định của Hội đồng Thành viên VRB, ngày 30/7, ông Phạm Đức Ấn – Phó tổng giám đốc BIDV, được cử biệt phái sang công tác tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB). Từ ngày 6/8, ông Phạm Đức Ấn sẽ đảm nhận chức vụ tổng giám đốc của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.

Ông Phạm Đức Ấn (sinh năm 1970), có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc BIDV từ tháng 6/2011.

Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB. BIDV và VTB có mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Ngân hàng liên doanh Việt Nga có vốn điều lệ 168,5 triệu USD (tương đương hơn 3.008 tỷ đồng tại thời điểm tăng vốn).

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

PG Bank hoàn tất việc tăng vốn điều lệ


Cuối cùng thì Ngân hàng Xăng dầu cũng hoàn tất việc tăng vốn điều lệ theo quy định tối thiểu sau 2 năm tưởng chừng như "đi vào ngõ cụt". Như vậy, hiện chỉ còn BaoViet Bank có vốn dưới 3.000 tỷ.

>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Habubank hết nợ xấu ngày một phát triển

Theo Nghị định 141/NĐ-CP, mức vốn pháp định của các ngân hàng tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước tính đến hết tháng 6, toàn hệ thống vẫn còn Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank) - vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu (PG Bank) vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.

Đầu tháng 8, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng sau nhiều năm rơi vào bế tắc do các cổ đông lớn Nhà nước của ngân hàng này không được góp thêm vốn. Tại PG Bank, cổ đông lớn là Petrolimex nắm giữ 40% vốn. Nếu tăng vốn, Petrolimex cần góp thêm tiền để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu nhưng theo quy định, việc này cần được sự cho phép của Thủ tướng. Do đó, việc nâng vốn lên 3.000 tỷ của PG Bank bị "tắc" trong một thời gian dài.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quang Định - Tổng giám đốc PG Bank - thừa nhận: "Kế hoạch tăng vốn của ngân hàng bị trì hoãn và gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất việc tăng vốn lên 3.000 tỷ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, PG Bank sẽ tiếp tục tập trung khai thác các sản phẩm mới và mở rộng mạng lưới hoạt động".

Báo cáo tài chính tính đến hết ngày 30/6 của PG Bank cho biết, vốn điều lệ của ngân hàng này mới chỉ đạt 2.360 tỷ đồng - tăng hơn 360 tỷ so với cuối năm. Quý II, PG Bank lãi 96 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 233 tỷ đồng. Tổng tài sản của PG Bank đạt 19.413 tỷ đồng, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại cuối quý II đạt 245,95 tỷ, tăng 8,2 tỷ so với đầu năm. Năm 2012, PG Bank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên mức 25.684 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng.

Như vậy, hiện nay toàn hệ thống chỉ còn BaoViet Bank có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/6, báo cáo tài chính quý II của ngân hàng này cho biết vốn điều lệ vẫn là 1.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 12.915 tỷ đồng (giảm khoảng 300 tỷ đồng so với đầu năm).

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Vietcombank nâng lãi suất các kỳ hạn dài


Ngân hàng này vừa nâng lãi suất huy động kỳ hạn 24, 36 và 48 tháng lên 10% một năm sau hơn một tháng không dao động trước các cuộc đua lãi suất kỳ hạn dài.

>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu

Theo biểu lãi suất mới, Vietcombank đồng loạt thay đổi mức lãi suất với các kỳ hạn dài 24, 36, 48 và 60 tháng từ 9,5% lên 10% một năm. Như vậy, sau hơn một tháng giữ nguyên biểu lãi suất cũ, "ông lớn" Vietcombank cũng nâng lãi suất huy động các kỳ hạn dài lên cao. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm lại giảm 1 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 10% một năm.

Mức lãi suất mới thay đổi của Vietcombank hiện đã bằng với lãi suất kỳ hạn dài tại BIDV. Trong khi đó, tại Vietinbank, lãi suất tiết kiệm cao nhất là 11% một năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó, lãi suất với các kỳ hạn trên 12 tháng cao nhất chỉ 9,5% một năm.

Ở khối ngân hàng cổ phần, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài (theo niêm yết) vẫn cao nhất ở 12,5% một năm.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

70% nợ xấu từ các ngân hàng lớn


42% nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết là những khoản có thể mất trắng. Trong khi đó, các "ông lớn" như Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu của nhóm này.

>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu

Theo báo cáo tài chính quý II công ty mẹ của 8 ngân hàng niêm yết, tổng nợ xấu các đơn vị này đang gánh lên tới 20.726 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 - có khả năng mất vốn - chiếm tới 40%.
Trong số 8 nhà băng niêm yết, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - của Vietcombank và Eximbank đều chiếm quá nửa tổng nợ xấu. Trong khi đó, cơ cấu nợ xấu cho hay, nợ có khả năng mất vốn của 8 ngân hàng đều chiếm ít nhất một phần ba "cục máu đông" nợ xấu.

Vietinbank và Sacombank là 2 ngân hàng có tốc độ gia tăng nợ xấu cao nhất so với thời điểm đầu năm 2012. Nợ xấu của Vietinbank tăng hơn 3 lần đầu năm, từ hơn 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Còn Sacombank, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2 lần.

Nhìn vào bảng thống kê số liệu nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết có thể thấy rõ, ngân hàng quy mô càng lớn thì "cục máu đông" nợ xấu càng "đặc". Tính đến hết ngày 30/6, nợ xấu của Vietcombank lẫn Vietinbank "đội" thêm hàng nghìn tỷ. Vietcombank tăng từ hơn 4.000 tỷ lên gần 7.500 tỷ trong khi Vietinbank tăng gấp 3 lần từ 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Nếu xét riêng 8 nhà băng đang niêm yết trên sàn, nợ xấu của hai "ông lớn" quốc doanh Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% tổng nợ xấu của các ngân hàng.
Nợ xấu 8 ngân hàng niêm yết tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012. Đơn vị: tỷ đồng.

Bình luận về những con số này, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ - cho hay, công bố nợ xấu của Vietcombank thường cao hơn các ngân hàng khác một chút, nguyên nhân là họ hạch toán nợ gần với chuẩn quốc tế nhất. Mặc dù vậy, ông Nghĩa nhìn nhận việc nợ xấu tăng lên hàng nghìn tỷ sau 6 tháng đầu năm là đáng lo ngại. "Cục máu đông nợ xấu đã quá lớn làm tăng mạch máu khiến hệ thống tuần hoàn không thể đẩy máu lưu thông được nữa", chuyên gia này ví von.

Trong khi đó, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng việc các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank có số nợ xấu cao là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ cũng không thể nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, nguyên nhân chính khiến nợ xấu của các "ông lớn" tăng cao có thể vì họ phải "ôm" quá nhiều nợ từ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - nợ đọng trong khối doanh nghiệp tư nhân không phải ít trong bối cảnh kinh tế quá khó khăn như này. "Hiện có một vài doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn nợ gấp 3, gấp 4 lần Vinashin, Vinalines", ông Nghĩa tiết lộ với VnExpress.net.

Với tốc độ gia tăng chóng mặt, nợ xấu đã trở thành câu chuyện ám ảnh tại hầu hết các ngân hàng trong nửa năm trở lại đây. Phó phòng khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng cổ phần trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho biết, nhiều cán bộ tín dụng đã bị giữ lại 30% lương vì để nợ xấu tăng lên cao và khó thu hồi. "Làm vậy để các nhân viên mạnh tay hơn trong việc đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ", vị cán bộ này lý giải.

Bản thân Vietinbank, "ông lớn" quốc doanh có nợ xấu tăng thêm 4.700 tỷ đồng so với đầu năm cũng vừa có động thái chấn chỉnh tình trạng nợ xấu. Một vài ngân hàng bắt đầu xử lý cán bộ tình dụng để nợ xấu leo cao. Vietinbank cùng một lúc sa thải 15 cán bộ Chi nhánh Bến Tre (gồm cả ban giám đốc chi nhánh ngân hàng) vì để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt dộng điều hành nghiệp vụ, gây nợ xấu lớn.

Năm ngoái, nợ xấu toàn ngành chỉ 3,07% nhưng đã tăng gấp rưỡi lên 4,47% vào năm nay. Tuy nhiên, 4,47% là con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trong khi con số Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng (tính đến hết tháng 3). Chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận những câu chuyện giấu nợ xấu, làm đẹp bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nhìn vào những con số nợ xấu trong quý II đã công bố, một chuyên gia tài chính cho rằng sở dĩ nợ xấu tăng mạnh là do nhiều ngân hàng đã biết "sợ" nên phân loại, trích lập dự phòng "có phần đầy đủ hơn". Tuy nhiên, vị này vẫn tin rằng: "Kể cả ngân hàng lớn lẫn nhỏ đều trích lập dự phòng rủi ro chưa đầy đủ nên bức tranh về lợi nhuận của họ có thể đã được tô hồng hơn thực tế".

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Lo ngại lãi suất biến động


Với ngân hàng việc thu nợ từ phía người dân còn dễ hơn nhiều khi thu của chủ đầu tư nhất là trong bối cảnh này.

Lo ngại lãi suất biến động

Vài tháng qua, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt ký kết hợp đồng tín dụng với các chủ đầu tư dự án. Theo đó, khách hàng mua nhà tại những dự án này sẽ được hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu
Tiên phong trong vấn đề này, là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cụ thể trong chương trình liên kết 4 nhà, BIDV dành gói tín dụng 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất chỉ 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Cũng với mức lãi suất này, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố sẽ dành 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà.

Đáng chú ý, mới đây, NH TMCP Quốc tế (VIB) tung ra chương trình cho vay mua, xây, sửa nhà với lãi suất chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức của gói tín dụng này là 1.000 tỉ đồng.

Không chỉ có ngân hàng, mà nhiều chủ đầu tư cũng mạnh tay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng như chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định). Theo đó, khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư tiếp tục giảm thêm 4% lãi suất. Tại dự án Golden Land (Nguyễn Trãi), chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng .....

Tuy nhiên, theo phản ánh thì dường như khách hàng lại rất thờ ơ trước sự “thiện tình” của các ngân hàng và chủ đầu tư.

Chị Phạm Nguyệt Nga (nhà đầu tư) cho biết, các ngân hàng chưa thực sự “cởi mở” với khách hàng vay tiền mua nhà. Bởi trong hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với mức lãi suất “rẻ” khoảng 3-6 tháng. Trong khi thời gian trả nợ có thể kéo dài 3-5 năm. “Lãi suất luôn luôn biến động, năm 2011 lãi suất đã từng tăng vọt từ mức 12-13% lên mức 25-26%/năm. Vì vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, hết thời hạn hỗ trợ, ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất tăng. Chính vì thế mà nhiều người vẫn khá thận trọng”chị Nga cho biết.

Ngân hàng, chủ đầu tư tự cứu nhau

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc ngân hàng và chủ đầu tư cùng bắt tay nhau để hỗ trợ khách hàng thực chất là hình thức hợp tác hai bên cùng có lợi.

Ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch HĐQT công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, việc ngân hàng và chủ đầu tư cam kết hỗ trợ cho khách hàng lãi suất vay chỉ được ấn định khoảng 3-6 tháng đầu tiên. Đây là điều không hề chắc chắn với người mua. Ngoài ra, hầu hết những dự án được ngân hàng cam kết hỗ trợ lãi suất đều là những dự án mà các ngân hàng này “rót” vốn cho vay trước đó. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay để mua nhà tại dự án. Làm như vậy, ngân hàng vừa cho vay được tiền, chủ đầu tư vừa bán được hàng.

“Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, xem ra việc thu nợ từ khách hàng có phần dễ hơn thu nợ từ chủ đầu tư. Bởi, người mua nhà tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất, hàng tháng họ sẽ chi trả bằng quỹ tiền lương đều đều 5-7 triệu đồng/tháng. Điều này dễ dàng hơn nhiều khi mà cho chủ đầu tư vay nợ đến hàng trăm tỷ đồng" ông Cần cho biết.

Cũng theo ông Cần, trong trường hợp chủ đầu tư không bán được hàng thì cả ngân hàng và chủ đầu tư đều chết như nhau. Vì vậy, ngân hàng sẽ phải tài trợ vốn cho chính dự án mình cho vay và chủ đầu tư cũng giảm giá xuống hỗ trợ cho khách hàng.

Theo phân tích TS kinh tế Lê Đạt Chí, các ngân hàng chủ yếu đưa ra mức lãi suất rẻ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người đi vay cần thận trọng và phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, như nguy cơ tăng lãi suất, bởi đa phần thời gian vay thường trên 3 năm trong khi lãi suất thấp chỉ được áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu. Chính vì vậy, người vay phải có thỏa thuận cụ thể về mức lãi suất sau này. Có thể là cộng thêm 3% so với lãi suất huy động để không xảy ra tình trạng lãi suất bị đẩy lên cao ngoài ý muốn như thực tế từng xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến việc bị phạt lãi suất nếu trả vốn trước hạn.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tuyển nhân sự làm việc tại VPBank, Hà Nội


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tuyển trưởng nhóm bán hàng trực tiếp và chuyên viên bán hàng trực tiếp (thuộc khối khách hàng cá nhân, VPBank hội sở), làm việc tại Hà Nội.

>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà

Ở vị trí trưởng nhóm bán hàng trực tiếp, ngân hàng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm ngân hàng, hoặc có kinh nghiệm về marketing tại vị trí trưởng nhóm bán hàng trực tiếp. Ứng viên phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm quản lý, am hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, trình độ đại học trở lên.

Ở vị trí nhân viên hoặc chuyên viên bán hàng trực tiếp, VPBank hội sở ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm marketing và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Ứng viên có tối thiểu hai năm kinh nghiệm tại vị trí cần sự tương tác với số lượng lớn khách hàng, am hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, trình độ đại học trở lên.

Thông tin chi tiết về mô tả công việc, ứng viên xem tại: http://tuyendung.vpb.com.vn, hoặc gửi CV về địa chỉ email: vanht1@vpb.com.vn. Ngân hàng nhận hồ sơ đến ngày 31/8, ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm. Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp trên, ngân hàng còn nhiều cơ hội khác chào đón các bạn.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

ABBank triển khai chương trình "Thỏa sức tiêu dùng"

Từ nay đến hết ngày 2/9, Ngân hàng An Bình (ABBank) triển khai chương trình "Thỏa sức tiêu dùng - an tâm kinh doanh" dành cho vay cá nhân với lãi suất ưu đãi 13-15% một năm.

>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà

Các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện vay vốn và được giải ngân trong khoảng thời gian đến ngày 2/9, thời hạn vay từ 12 tháng trở lên sẽ được áp dụng ngay các mức lãi suất ưu đãi như: áp dụng mức lãi suất 13% một năm đối với nhóm sản phẩm cho vay kinh doanh (bao gồm cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động). Đối với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp, ngân hàng áp dụng mức lãi suất 13,5% một năm cho sản phẩm vay mua hoặc xây sửa nhà và mức lãi suất 15% đối với sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng có thế chấp.

Đồng thời, khách hàng tham gia chương trình "Thỏa sức tiêu dùng - An tâm kinh doanh" sẽ được ngân hàng miễn 100% phí mở thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế ABBank Visa, miễn phí đăng ký dịch vụ Online Banking hoặc SMS Banking.

Với ưu đãi giảm lãi suất cùng chính sách cho vay đơn giản, linh hoạt, ngân hàng mong muốn khách hàng sẽ tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn, nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Sacombank bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc


Ông Nguyễn Bá Trị đảm nhiệm chức vụ này từ ngày 26/7. Chỉ trong 3 ngày, Sacombank đã bổ nhiệm mới 2 Phó TGĐ.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã STB) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự Ban điều hành.

>> Đã không còn Habubank nợ xấu - tham dự Hội chợ việc làm 2012
>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank

Theo đó, Sacombank bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Trị,  hiện là Giám đốc Sở giao dịch TPHCM, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kể từ ngày 26/7.

Trước đó, ngày 24/7, Sacombank cũng đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Lệ An là Phó Tổng giám đốc.

 Như vậy, ngân hàng hiện có Tổng giám đốc là ông Phan Huy Khang và 13 Phó Tổng giám đốc, bao gồm:

- Bà Dương Hoàng Quỳnh Như

- Ông Nguyễn Minh Tâm

- Ông Đào Nguyên Vũ

- Bà Quách Thanh Ngọc Thủy

- Ông Lý Hoài Văn

- Ông Phạm Nhật Vinh

- Ông Lê Minh Tâm

- Bà Nguyễn Hải Tâm

- Ông Bùi Văn Dũng

- Ông Phan Đình Tuệ

- Bà Hà Quỳnh Anh

- Bà Nguyễn Thị Lệ An

- Ông Nguyễn Bá Trị.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Gần cuối tháng 11 sẽ dừng việc huy động vàng

Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai lại chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng. Đây là điều bình thường bởi theo Thông tư 12/2012 Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả cho đến 25/11/2012.

Tuy nhiên, trong thời gian qua một số ngân hàng thương mại đã huy động vàng ở kỳ hạn dài, thậm chí còn vượt cả mốc ngày 25/11/2012.

Đơn cử, từ ngày 16/6/2012, SCB tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng đợt 3/2012 với các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9 và 11 tháng. Điều đó có nghĩa, nếu khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng này vào ngày 16/6 với kỳ hạn 11 tháng, thời gian đáo hạn tận... 16/5/2013.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành văn bản 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng để tránh phải giải quyết những trường hợp vi phạm về các quy định liên quan đến huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

Một số chuyên gia cũng đồng tình ủng hộ chủ trương này của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng, thời gian qua một số tổ chức tín dụng đã huy động vàng quá cao gây ra nhiều rối loạn trong thị trường.

Ông Kiêm lý giải, có nhiều nhân tố khác nhau khiến ngân hàng đẩy lãi suất vàng lên cao, song không loại trừ trường hợp vài đơn vị đang cố gắng "lách" để chuyển vàng thành tiền đồng, giải quyết vấn đề thanh khoản trước mắt.

Theo ông Kiêm, việc một số ngân hàng vẫn tính hướng huy động vàng từ người dân là biểu hiện chưa phản ánh đúng cung cầu. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy, một số biện pháp để ổn định thị trường trong thời gian qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề.

Bên cạnh đó, các ngân hàng huy động vàng với kỳ hạn quá dài sẽ gây khó cho việc chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động, cho vay vàng vào ngày 25/11/2012, bởi những khoản gửi vàng sẽ “dây dưa” đến tận gần giữa năm 2013, khi các chứng chỉ ở kỳ hạn trên tới thời điểm đáo hạn.

Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng giám đốc ACB cho biết, hiện nay ACB vẫn đang phát hành chứng chỉ huy động vàng với kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 11 tháng. Việc ACB vẫn phát hành chứng chỉ vàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi trả khách hàng, chứ không cho vay. ACB sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tức là đến gần cuối tháng 11 sẽ dừng việc huy động này.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Đẩy lùi nợ xấu - Habubank từng bước hoàn tất việc sáp nhập

Đẩy lùi nợ xấu - Ngân hàng Habubank sau khi sáp nhập sẽ vẫn giữ tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước. Có số lượng khoảng 500.000 khách hàng và khoảng 5.000 nhân viên.

>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Dần hết nợ xấu - NHNN chấp thuận HBB và SHB sáp nhập

Ngày 15/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).


Theo văn bản này, Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội theo Đề án sáp nhập trình NHNN kèm theo Công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

NHNN yêu cầu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận sáp nhập.

Trước đó, cổ đông của cả hai ngân hàng đều đã biểu quyết thông qua kế hoạch sáp nhập này tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.

Theo dự thảo Đề án sáp nhập Habubank vào SHB do Habubank công bố, các chủ sở hữu cổ phiếu của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần Habubank bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông Habubank nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.

Và trong bài phát biểu gần đây nhất tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Sắp tới sẽ liên tiếp phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngân hàng, hoàn thành việc thông qua đề án tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Không lo nợ xấu nếu sáp nhập thành công

Trong thông tin mà VnEconomy nhận được, bản dự thảo đề án có từ Habubank nêu khá chi tiết về kế hoạch sáp nhập, phân tích từ lý do, thử thách, cơ hội, không còn nợ xấu và cả triển vọng nếu sáp nhập thành công.

Bản dự thảo đề án VnEconomy có trong tay đưa ra nhận định rằng, xu thế sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường đang được đẩy mạnh nhanh chóng và được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập cũng tạo cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng về nợ xấu.

Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ – linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động để vượt qua khó khăn, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.


Mặt khác, quan điểm quản trị rủi ro với chính sách và quy trình quản trị rủi ro, đặc biệt là thanh khoản và tín dụng đã ngày càng nhuần nhuyễn cũng được nhìn nhận là điểm mạnh hỗ trợ Habubank vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn với bản thân Haubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thiết lập uy tín sau khi hết nợ xấu


Không còn nợ xấu để phòng chống rủi ro về uy tín, HABUBANK đã thiết lập hệ thống quy tắc, chuẩn mực về thực hiện các giao dịch cũng như thái độ phục vụ của nhân viên trong việc tiếp xúc với khách hàng. Ngân hàng cũng có bộ phận PR riêng để có thể thường xuyên cung cấp thông tin chính thống và chính xác tới khách hàng cũng như tiếp cận được nguồn thông tin về bên ngoài một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng (contact center) để hỗ trợ khách hàng 24/7. Trung tâm này có chức năng bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là kênh phone-banking hiệu quả góp phần chăm sóc khách hàng, tưvấn giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong giao dịch với ngân hàng ; tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp trong hiện tại và trong tương lai ; đồng thời cũng là kênh cung cấp các thông tin cho các cổ đông, đối tác, các ngân hàng bạn


Đi đôi với việc tuân thủ những nguyên tắc của Ngân hàng về đạo đức nghề nghiệp, công tác khen thưởng của HABUBANK cũng rất linh hoạt. Các cá nhân tiên tiến, điển hình không chỉ được bình xét vào cuối kỳ hoặc giữa năm mà thực hiện ngay khi họ có những sáng tạo hoặc công lao làm tăng giá trị chính đáng cho Ngân hàng hoặc có những hành vi tốt, thể hiện đúng tinh thần quan tâm đến khách hàng mà HABUBANK đề ra sẽ được khen thưởng ngay về vật chất và tinh thần.  Với các biện pháp nêu trên và với tinh thần thật sự cầu thị, HABUBANK tiếp tục là Ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn, phát triển bền vững và luôn gây dựng được lòng tin với khách hàng.

Các tin liên quan
Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu
Habubank hết nợ xấu - bắt kịp với công nghệ
Habubank xoá hết nợ xấu tiếp tục phấn đấu
Nợ xấu của Habubank đã biến mất

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tham gia giờ trái đất cùng Habubank

“Tôi và bạn hãy cùng đồng hành” là thông điệp của Giờ Trái đất 2012. Vào lúc 8h30 thứ bảy ngày 31/3/3012, hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sẽ tắt đèn ở nhà và nơi làm việc trong vòng một giờ.

Habubank chấm dứt nợ xấu hưởng ứng chương trình Giờ trái đất 2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đã kêu gọi các khách hàng cùng cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.

Theo đó, Habubank sẽ tắt thiết bị điều hòa tại các điểm giao dịch của Habubank trong giờ đầu làm việc của ngày 30/3/2012 và tắt các thiết bị chiếu sáng của biển quảng cáo từ 20h30 đến 21h30 ngày 31/3/2012. Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên Habubank sẽ tích cực tham gia các hoạt động như: tắt đèn và các thiết bị chiếu sáng khác tại nhà riêng trong Giờ trái đất; tiết kiệm điện hàng ngày; trồng thêm cây xanh; tích cực đi bộ, đi xe đạp; kêu gọi bạn bè, người thân cùng tham gia chương trình….Ngoài ra, Habubank cũng tuyên truyền Giờ Trái đất đến các Khách hàng, khuyến khích Khách hàng tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất và thực hiện các hoạt động vì Trái đất.

Năm nay là năm đầu tiên Habubank tham gia chiến dịch Giờ Trái đất và đây sẽ là hoạt động thường niên của Ngân hàng trong các năm tiếp theo, góp phần chung tay hành động vì môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Habubank vững bước sau khi hết nợ xấu

Habubank không nợ xấu là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập thí điểm từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Sau 22 năm hoạt động, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Mức độ nợ xấu thực của ngân hàng Việt Nam

(Habubank-vietstock.vn) So với con số tỉ lệ nợ xấu chính thức của toàn hệ thống được công bố là 3,3%, Fitch Ratings cho rằng, mức độ nợ xấu thực sự có thể vượt 4 lần.

Mức độ nợ xấu mà các ngân hàng trong nước công bố vẫn chưa thật sự thuyết phục được các tổ chức quốc tế về độ chính xác.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày hôm qua dẫn nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại báo cáo đưa ra hôm 7/3 cho biết, mức độ nợ xấu thực sự của các ngân hàng ở Việt Nam có thể vượt qua con số chính thức là 4 lần.

Trước đó, hồi tháng 11/2011, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo tính toán của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là sẽ vào khoảng 3,8% trong tháng 12, cao hơn mức 3,3% của tháng trước đó.

Nghi ngại này của Fitch cảnh báo chất lượng tài sản tại các ngân hàng có thể trở nên xấu hơn và khả năng can thiệp của Chính phủ trong việc thu hồi các khoản nợ xấu là không thực sự rõ ràng.

Ngoài ra, phía các chuyên gia cũng cảnh báo, rằng nợ xấu chính là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng nhưng sẽ được cải thiện nếu các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận việc tiếp nhận nguồn vốn ngoại.

 Nợ xấu của một số các ngân hàng trong 2 năm 2010 và 2011 (ảnh: SGTT).

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 6/3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, theo đánh giá của cơ quan này, hiện cả nước có 9  tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, chiếm chưa đến 10% trên toàn hệ thống ngân hàng. Tại thời điểm Thống đốc phát ngôn, thị phần của các ngân hàng này chỉ chiếm khoảng 6%.

Các TCTD trong diện tái cơ cấu của NHNN sẽ được giám sát chặt chẽ và việc các cổ đông mới muốn tham gia vào những TCTD này cũng phải thông qua sự xem xét của NHNN. Nếu cổ đông mới không bổ sung thêm nguồn vốn thiếu hụt, không giúp tăng năng lực quản trị, cải thiện tính an toàn của các ngân hàng này thì NHNN sẽ không chấp nhận việc mua bán, sáp nhập đó.

Tăng trưởng GDP cả năm vẫn có thể đạt 6%

Dự kiến trong năm 2012 này, với chính sách thắt chặt của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ bị hạn chế còn 15% từ mức dưới 20% trong năm 2011 và 23% trong năm 2010. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách cũng đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn lên 15% từ mức 9% hồi đầu năm 2011 trước khi giảm đến 14% hôm 12/3 vừa rồi.

Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo như đánh giá của ông Kim Eng Tan, giám đốc cao cấp tại S&P chi nhánh Singapore, là đã giúp giữ cho kỳ vọng lạm phát trở nên thấp hơn, khôi phục niềm tin nhà đầu tư và ổn định giá trị tiền đồng. Và, "nếu chính sách thắt chặt vẫn còn được tiếp tục áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng hợp lý, các dữ liệu về tín dụng được cải thiện thì triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam có thể sẽ được cải thiện".

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam cả quý I chỉ đạt 4% so cùng kỳ, đây là mức tăng thấp nhất kể từ 2009. Và theo ước tính của các nhà kinh tế trong một khảo sát của Bloomberg, thì tăng trưởng GDP Việt Nam cả năm nay vẫn có thể đạt 6% và 6,6% trong năm 2013.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nợ xấu gia tăng


Habubank - Hiện tượng các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) bán tháo dự án, giảm giá căn hộ gây sốc hiện nay được giới phân tích tài chính cho rằng nguyên nhân chính là do xuất phát từ việc ngân hàng siết nợ. Tuy nhiên, điều gây lo lắng là hiện nay nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang gia tăng và điều này dự báo sắp tới sẽ có hàng loạt DN, nhất là giới đầu tư địa ốc sẽ phải cắt lỗ, giảm giá bán nữa để trả nợ vay.

Lỗ cũng phải bán mà trả nợ

Sự kiện Công ty CP Địa ốc Dầu khí (PVL) bán lỗ vốn 70 tỉ đồng 85 căn hộ Petro Viet Nam Landmark (quận 2, TP.HCM) được chính DN thừa nhận là do áp lực phải trả lãi vay 100 tỉ đồng từ Ngân hàng Liên Việt.

Theo hợp đồng vay vốn, nếu đến hạn ngày 23-11 mà PVL không trả thì lãi suất, gồm lãi phạt, lãi gộp thanh toán lên 40%/năm. Đối diện với lãi suất tăng khủng khiếp nên dù chưa đến hạn PVL buộc chấp nhận lỗ, bán căn hộ giảm giá gần 35% để thu hồi vốn trả nợ vay.

Theo thông tin từ các sàn giao dịch (từng làm môi giới bán hàng cho PVL) thì tổng cộng PVL đầu tư 139 căn hộ Petro Viet Nam Landmark và đã bán được gần 52 căn ra thị trường. Cũng vì ngân hàng siết nợ nên một tháng trước ngày công bố công khai việc lỗ này PVL đã thu hồi luôn những căn hộ đã bán với giá trên 20 triệu đồng/m2 về để làm lại chiến lược giá.

Sở dĩ PVL buộc công khai áp lực bị siết nợ như trên, chấp nhận tiếng xấu vì công ty này đã niêm yết trên sàn. Còn theo các công ty nghiên cứu BĐS như Savill, CBRE… thì đã có hàng loạt DN BĐS trong nước buộc bán dự án cho nước ngoài vì áp lực lãi vay tín dụng đến hạn phải trả.



Nợ xấu gia tăng

Theo thông lệ lâu nay, DN BĐS phát triển dự án từ vài trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng thì cơ cấu vốn vay tín dụng chiếm khoảng 60%-75% nguồn vốn triển khai dự án, phần còn lại là huy động vốn góp của người mua nhà.

Do vậy áp lực trả nợ đang đè các DN BĐS, nhất là khi thị trường quá xấu không bán được sản phẩm và vay mới không được.

Điều lo ngại về nợ xấu này có cơ sở khi rà trong báo cáo tài chính riêng lẻ quý III của tám ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn. Thống kê tổng nợ xấu của tám ngân hàng (VietinBank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt) tại thời điểm 30-9-2011 đã lên tới gần 15.018 tỉ đồng.

Theo Quyết định 493 của NHNN, định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm ba (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm bốn (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm năm (nợ có khả năng mất vốn). Căn cứ theo quyết định này thì Vietcombank có nợ xấu cao nhất lên đến 3,9%, kế tiếp là Nam Việt (2,8%), Nhà Hà Nội (2,8%) và Sacombank có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (0,6%).

Điều lo lắng hơn là tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này so với thời điểm cuối năm 2010 đã gia tăng khá nhanh. Ví dụ như Ngân hàng Vietinbank cuối năm 2010 tỉ lệ nợ xấu là 0,7% thì đến tháng 9-2011 lên đến 1,4%.

Còn nếu xét ở nhóm nợ có khả năng mất vốn và ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 100% thì tám ngân hàng trên có tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn đến 8.293 tỉ đồng.

Một vấn đề khác cũng làm các ngân hàng đau đầu đó là rủi ro về thanh khoản. Hiện tại ở thị trường một (huy động vốn từ cá nhân, DN) các ngân hàng chỉ huy động được tiền gửi với kỳ hạn ngắn từ một đến ba tháng. Trong khi đó cho vay thường là các khoản vay trung và dài dạn, từ một năm trở lên.

Theo số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Nam Việt cung cấp thì đến 91,76% tiền gửi của khách hàng là các khoản tiền gửi dưới một năm trong đó 25,17% là tiền gửi dưới một tháng, 66,35% là tiền gửi từ một đến sáu tháng, không có khoản tiền gửi nào trên năm năm.

Một số ngân hàng khác như Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng ở tình trạng tương tự khi có 99,85% khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng là tiền gửi dưới một năm trong đó tiền gửi dưới một tháng chiếm tới 71,7%.

Còn ngân hàng đi vay ở thị trường hai (ngân hàng cho vay lẫn nhau) nhiều ngân hàng nhỏ đã phải bấm bụng vay ngân hàng lớn với lãi suất gần 30%.


Mạnh dạn công khai nợ xấu

Chuyên gia Bùi Văn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fullright thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng đã đến lúc cần minh bạch các khoản nợ xấu trong hệ thống và ngân hàng. Nhà nước nên bật đèn xanh cho việc này. Ông Văn nhận định với bối cảnh như hiện nay phải có áp lực từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, từ Thủ tướng Chính phủ… thì nợ xấu trong ngân hàng mới dần công khai.

“Đã có một nhóm chuyên gia kinh tế đề xuất phải công khai nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng sau khi công khai nợ xấu thì NHNN sẽ bơm tiền mua lại các khoản nợ này, NHNN khoanh lại và nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả thì khoản nợ xấu do NHNN mua này trở thành cổ phần. Còn một khi đã khoanh vùng nợ xấu mà ngân hàng thương mại lại để phát sinh nợ xấu khác thì NHNN sẽ mạnh tay xử lý” - ông Văn cho biết