Tuy nhiên, trong thời gian qua một số ngân hàng thương mại đã huy động vàng ở kỳ hạn dài, thậm chí còn vượt cả mốc ngày 25/11/2012.
Đơn cử, từ ngày 16/6/2012, SCB tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng đợt 3/2012 với các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9 và 11 tháng. Điều đó có nghĩa, nếu khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng này vào ngày 16/6 với kỳ hạn 11 tháng, thời gian đáo hạn tận... 16/5/2013.
Một số chuyên gia cũng đồng tình ủng hộ chủ trương này của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng, thời gian qua một số tổ chức tín dụng đã huy động vàng quá cao gây ra nhiều rối loạn trong thị trường.
Ông Kiêm lý giải, có nhiều nhân tố khác nhau khiến ngân hàng đẩy lãi suất vàng lên cao, song không loại trừ trường hợp vài đơn vị đang cố gắng "lách" để chuyển vàng thành tiền đồng, giải quyết vấn đề thanh khoản trước mắt.
Theo ông Kiêm, việc một số ngân hàng vẫn tính hướng huy động vàng từ người dân là biểu hiện chưa phản ánh đúng cung cầu. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy, một số biện pháp để ổn định thị trường trong thời gian qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Bên cạnh đó, các ngân hàng huy động vàng với kỳ hạn quá dài sẽ gây khó cho việc chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động, cho vay vàng vào ngày 25/11/2012, bởi những khoản gửi vàng sẽ “dây dưa” đến tận gần giữa năm 2013, khi các chứng chỉ ở kỳ hạn trên tới thời điểm đáo hạn.
Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng giám đốc ACB cho biết, hiện nay ACB vẫn đang phát hành chứng chỉ huy động vàng với kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 11 tháng. Việc ACB vẫn phát hành chứng chỉ vàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi trả khách hàng, chứ không cho vay. ACB sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tức là đến gần cuối tháng 11 sẽ dừng việc huy động này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét