Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Không lo nợ xấu nếu sáp nhập thành công

Trong thông tin mà VnEconomy nhận được, bản dự thảo đề án có từ Habubank nêu khá chi tiết về kế hoạch sáp nhập, phân tích từ lý do, thử thách, cơ hội, không còn nợ xấu và cả triển vọng nếu sáp nhập thành công.

Bản dự thảo đề án VnEconomy có trong tay đưa ra nhận định rằng, xu thế sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường đang được đẩy mạnh nhanh chóng và được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập cũng tạo cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng về nợ xấu.

Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ – linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động để vượt qua khó khăn, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.


Mặt khác, quan điểm quản trị rủi ro với chính sách và quy trình quản trị rủi ro, đặc biệt là thanh khoản và tín dụng đã ngày càng nhuần nhuyễn cũng được nhìn nhận là điểm mạnh hỗ trợ Habubank vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn với bản thân Haubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thiết lập uy tín sau khi hết nợ xấu


Không còn nợ xấu để phòng chống rủi ro về uy tín, HABUBANK đã thiết lập hệ thống quy tắc, chuẩn mực về thực hiện các giao dịch cũng như thái độ phục vụ của nhân viên trong việc tiếp xúc với khách hàng. Ngân hàng cũng có bộ phận PR riêng để có thể thường xuyên cung cấp thông tin chính thống và chính xác tới khách hàng cũng như tiếp cận được nguồn thông tin về bên ngoài một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng (contact center) để hỗ trợ khách hàng 24/7. Trung tâm này có chức năng bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là kênh phone-banking hiệu quả góp phần chăm sóc khách hàng, tưvấn giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong giao dịch với ngân hàng ; tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp trong hiện tại và trong tương lai ; đồng thời cũng là kênh cung cấp các thông tin cho các cổ đông, đối tác, các ngân hàng bạn


Đi đôi với việc tuân thủ những nguyên tắc của Ngân hàng về đạo đức nghề nghiệp, công tác khen thưởng của HABUBANK cũng rất linh hoạt. Các cá nhân tiên tiến, điển hình không chỉ được bình xét vào cuối kỳ hoặc giữa năm mà thực hiện ngay khi họ có những sáng tạo hoặc công lao làm tăng giá trị chính đáng cho Ngân hàng hoặc có những hành vi tốt, thể hiện đúng tinh thần quan tâm đến khách hàng mà HABUBANK đề ra sẽ được khen thưởng ngay về vật chất và tinh thần.  Với các biện pháp nêu trên và với tinh thần thật sự cầu thị, HABUBANK tiếp tục là Ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn, phát triển bền vững và luôn gây dựng được lòng tin với khách hàng.

Các tin liên quan
Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu
Habubank hết nợ xấu - bắt kịp với công nghệ
Habubank xoá hết nợ xấu tiếp tục phấn đấu
Nợ xấu của Habubank đã biến mất

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tham gia giờ trái đất cùng Habubank

“Tôi và bạn hãy cùng đồng hành” là thông điệp của Giờ Trái đất 2012. Vào lúc 8h30 thứ bảy ngày 31/3/3012, hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sẽ tắt đèn ở nhà và nơi làm việc trong vòng một giờ.

Habubank chấm dứt nợ xấu hưởng ứng chương trình Giờ trái đất 2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đã kêu gọi các khách hàng cùng cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.

Theo đó, Habubank sẽ tắt thiết bị điều hòa tại các điểm giao dịch của Habubank trong giờ đầu làm việc của ngày 30/3/2012 và tắt các thiết bị chiếu sáng của biển quảng cáo từ 20h30 đến 21h30 ngày 31/3/2012. Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên Habubank sẽ tích cực tham gia các hoạt động như: tắt đèn và các thiết bị chiếu sáng khác tại nhà riêng trong Giờ trái đất; tiết kiệm điện hàng ngày; trồng thêm cây xanh; tích cực đi bộ, đi xe đạp; kêu gọi bạn bè, người thân cùng tham gia chương trình….Ngoài ra, Habubank cũng tuyên truyền Giờ Trái đất đến các Khách hàng, khuyến khích Khách hàng tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất và thực hiện các hoạt động vì Trái đất.

Năm nay là năm đầu tiên Habubank tham gia chiến dịch Giờ Trái đất và đây sẽ là hoạt động thường niên của Ngân hàng trong các năm tiếp theo, góp phần chung tay hành động vì môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Habubank vững bước sau khi hết nợ xấu

Habubank không nợ xấu là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập thí điểm từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Sau 22 năm hoạt động, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Mức độ nợ xấu thực của ngân hàng Việt Nam

(Habubank-vietstock.vn) So với con số tỉ lệ nợ xấu chính thức của toàn hệ thống được công bố là 3,3%, Fitch Ratings cho rằng, mức độ nợ xấu thực sự có thể vượt 4 lần.

Mức độ nợ xấu mà các ngân hàng trong nước công bố vẫn chưa thật sự thuyết phục được các tổ chức quốc tế về độ chính xác.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày hôm qua dẫn nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại báo cáo đưa ra hôm 7/3 cho biết, mức độ nợ xấu thực sự của các ngân hàng ở Việt Nam có thể vượt qua con số chính thức là 4 lần.

Trước đó, hồi tháng 11/2011, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo tính toán của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là sẽ vào khoảng 3,8% trong tháng 12, cao hơn mức 3,3% của tháng trước đó.

Nghi ngại này của Fitch cảnh báo chất lượng tài sản tại các ngân hàng có thể trở nên xấu hơn và khả năng can thiệp của Chính phủ trong việc thu hồi các khoản nợ xấu là không thực sự rõ ràng.

Ngoài ra, phía các chuyên gia cũng cảnh báo, rằng nợ xấu chính là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng nhưng sẽ được cải thiện nếu các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận việc tiếp nhận nguồn vốn ngoại.

 Nợ xấu của một số các ngân hàng trong 2 năm 2010 và 2011 (ảnh: SGTT).

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 6/3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, theo đánh giá của cơ quan này, hiện cả nước có 9  tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, chiếm chưa đến 10% trên toàn hệ thống ngân hàng. Tại thời điểm Thống đốc phát ngôn, thị phần của các ngân hàng này chỉ chiếm khoảng 6%.

Các TCTD trong diện tái cơ cấu của NHNN sẽ được giám sát chặt chẽ và việc các cổ đông mới muốn tham gia vào những TCTD này cũng phải thông qua sự xem xét của NHNN. Nếu cổ đông mới không bổ sung thêm nguồn vốn thiếu hụt, không giúp tăng năng lực quản trị, cải thiện tính an toàn của các ngân hàng này thì NHNN sẽ không chấp nhận việc mua bán, sáp nhập đó.

Tăng trưởng GDP cả năm vẫn có thể đạt 6%

Dự kiến trong năm 2012 này, với chính sách thắt chặt của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ bị hạn chế còn 15% từ mức dưới 20% trong năm 2011 và 23% trong năm 2010. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách cũng đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn lên 15% từ mức 9% hồi đầu năm 2011 trước khi giảm đến 14% hôm 12/3 vừa rồi.

Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo như đánh giá của ông Kim Eng Tan, giám đốc cao cấp tại S&P chi nhánh Singapore, là đã giúp giữ cho kỳ vọng lạm phát trở nên thấp hơn, khôi phục niềm tin nhà đầu tư và ổn định giá trị tiền đồng. Và, "nếu chính sách thắt chặt vẫn còn được tiếp tục áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng hợp lý, các dữ liệu về tín dụng được cải thiện thì triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam có thể sẽ được cải thiện".

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam cả quý I chỉ đạt 4% so cùng kỳ, đây là mức tăng thấp nhất kể từ 2009. Và theo ước tính của các nhà kinh tế trong một khảo sát của Bloomberg, thì tăng trưởng GDP Việt Nam cả năm nay vẫn có thể đạt 6% và 6,6% trong năm 2013.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nợ xấu gia tăng


Habubank - Hiện tượng các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) bán tháo dự án, giảm giá căn hộ gây sốc hiện nay được giới phân tích tài chính cho rằng nguyên nhân chính là do xuất phát từ việc ngân hàng siết nợ. Tuy nhiên, điều gây lo lắng là hiện nay nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang gia tăng và điều này dự báo sắp tới sẽ có hàng loạt DN, nhất là giới đầu tư địa ốc sẽ phải cắt lỗ, giảm giá bán nữa để trả nợ vay.

Lỗ cũng phải bán mà trả nợ

Sự kiện Công ty CP Địa ốc Dầu khí (PVL) bán lỗ vốn 70 tỉ đồng 85 căn hộ Petro Viet Nam Landmark (quận 2, TP.HCM) được chính DN thừa nhận là do áp lực phải trả lãi vay 100 tỉ đồng từ Ngân hàng Liên Việt.

Theo hợp đồng vay vốn, nếu đến hạn ngày 23-11 mà PVL không trả thì lãi suất, gồm lãi phạt, lãi gộp thanh toán lên 40%/năm. Đối diện với lãi suất tăng khủng khiếp nên dù chưa đến hạn PVL buộc chấp nhận lỗ, bán căn hộ giảm giá gần 35% để thu hồi vốn trả nợ vay.

Theo thông tin từ các sàn giao dịch (từng làm môi giới bán hàng cho PVL) thì tổng cộng PVL đầu tư 139 căn hộ Petro Viet Nam Landmark và đã bán được gần 52 căn ra thị trường. Cũng vì ngân hàng siết nợ nên một tháng trước ngày công bố công khai việc lỗ này PVL đã thu hồi luôn những căn hộ đã bán với giá trên 20 triệu đồng/m2 về để làm lại chiến lược giá.

Sở dĩ PVL buộc công khai áp lực bị siết nợ như trên, chấp nhận tiếng xấu vì công ty này đã niêm yết trên sàn. Còn theo các công ty nghiên cứu BĐS như Savill, CBRE… thì đã có hàng loạt DN BĐS trong nước buộc bán dự án cho nước ngoài vì áp lực lãi vay tín dụng đến hạn phải trả.



Nợ xấu gia tăng

Theo thông lệ lâu nay, DN BĐS phát triển dự án từ vài trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng thì cơ cấu vốn vay tín dụng chiếm khoảng 60%-75% nguồn vốn triển khai dự án, phần còn lại là huy động vốn góp của người mua nhà.

Do vậy áp lực trả nợ đang đè các DN BĐS, nhất là khi thị trường quá xấu không bán được sản phẩm và vay mới không được.

Điều lo ngại về nợ xấu này có cơ sở khi rà trong báo cáo tài chính riêng lẻ quý III của tám ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn. Thống kê tổng nợ xấu của tám ngân hàng (VietinBank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt) tại thời điểm 30-9-2011 đã lên tới gần 15.018 tỉ đồng.

Theo Quyết định 493 của NHNN, định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm ba (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm bốn (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm năm (nợ có khả năng mất vốn). Căn cứ theo quyết định này thì Vietcombank có nợ xấu cao nhất lên đến 3,9%, kế tiếp là Nam Việt (2,8%), Nhà Hà Nội (2,8%) và Sacombank có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (0,6%).

Điều lo lắng hơn là tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này so với thời điểm cuối năm 2010 đã gia tăng khá nhanh. Ví dụ như Ngân hàng Vietinbank cuối năm 2010 tỉ lệ nợ xấu là 0,7% thì đến tháng 9-2011 lên đến 1,4%.

Còn nếu xét ở nhóm nợ có khả năng mất vốn và ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 100% thì tám ngân hàng trên có tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn đến 8.293 tỉ đồng.

Một vấn đề khác cũng làm các ngân hàng đau đầu đó là rủi ro về thanh khoản. Hiện tại ở thị trường một (huy động vốn từ cá nhân, DN) các ngân hàng chỉ huy động được tiền gửi với kỳ hạn ngắn từ một đến ba tháng. Trong khi đó cho vay thường là các khoản vay trung và dài dạn, từ một năm trở lên.

Theo số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Nam Việt cung cấp thì đến 91,76% tiền gửi của khách hàng là các khoản tiền gửi dưới một năm trong đó 25,17% là tiền gửi dưới một tháng, 66,35% là tiền gửi từ một đến sáu tháng, không có khoản tiền gửi nào trên năm năm.

Một số ngân hàng khác như Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng ở tình trạng tương tự khi có 99,85% khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng là tiền gửi dưới một năm trong đó tiền gửi dưới một tháng chiếm tới 71,7%.

Còn ngân hàng đi vay ở thị trường hai (ngân hàng cho vay lẫn nhau) nhiều ngân hàng nhỏ đã phải bấm bụng vay ngân hàng lớn với lãi suất gần 30%.


Mạnh dạn công khai nợ xấu

Chuyên gia Bùi Văn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fullright thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng đã đến lúc cần minh bạch các khoản nợ xấu trong hệ thống và ngân hàng. Nhà nước nên bật đèn xanh cho việc này. Ông Văn nhận định với bối cảnh như hiện nay phải có áp lực từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, từ Thủ tướng Chính phủ… thì nợ xấu trong ngân hàng mới dần công khai.

“Đã có một nhóm chuyên gia kinh tế đề xuất phải công khai nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng sau khi công khai nợ xấu thì NHNN sẽ bơm tiền mua lại các khoản nợ này, NHNN khoanh lại và nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả thì khoản nợ xấu do NHNN mua này trở thành cổ phần. Còn một khi đã khoanh vùng nợ xấu mà ngân hàng thương mại lại để phát sinh nợ xấu khác thì NHNN sẽ mạnh tay xử lý” - ông Văn cho biết